Tổng hợp những nguyên nhân làm giảm tốc đố máy tính của bạn.

Monday, May 5, 2014

Powered by Blogger.

Game Bài

Game Bài
Showing posts with label thuthuat. Show all posts
Showing posts with label thuthuat. Show all posts

Tổng hợp những nguyên nhân làm giảm tốc đố máy tính của bạn.

Những nguyên nhân khiến máy tính của bạn chậm như rùa. Tổng hợp những nguyên nhân vô tình làm giảm tốc độ của máy tính bạn. Cùng xem và tìm cách khắc phục nhé.

Thủ thuật máy tính

1. Sử dụng Windows không phù hợp
Bạn không nên sử dụng Win64bit khi cấu hình trung bình yếu. Cấu hình khuyến nghị khi sử dụng Win64bit là CPU Corei5, RAM 8GB, VGA rời 512MB.

2. Nên cân nhắc khi cài bản windows mới nhất
Nhiều người vẫn thích chạy theo xu hướng và mới luôn là tốt nhất. Tuy nhiên điều đó chưa đúng. Các phiên bản windows mới ra thường chưa hoàn thiện, nhất là các phần mềm chưa có thời gian nâng cấp để tương thích với nó. Vì vậy, nếu bạn thích nâng cấp lên hệ điều hành windows mới nhất, hãy chịu khó chờ đợi và nghe ngóng cho đến khi bản windows đó hoàn thiện và các phần mềm cần thiết cho bạn đã cập nhật để tương thích.

3. Cài đủ các phần mềm cần thiết
Phần mềm cần thiết ở đây không phải là phần mềm phục vụ công việc và giải trí, đó là những phần mềm giúp máy tính của bạn chạy mượt mà hơn. Đó là driver, adobe flash player, Directx, Microsoft .Net Framework (win 7 và win 8 có sẵn Microsoft .Net Framework rồi nhé)

4. Sử dụng các phần mềm Portable
Bạn nên sử dụng các bản portable thay vì các bản cài đặt, nhất là những phần mềm đồ họa mà bạn không sử dụng thường xuyên.
Tất nhiên nguyên nhân là những phần mềm đồ họa rất nặng và yêu cầu máy cấu hình cao chút.

5. Sử dụng phần mềm diệt virus phù hợp
Bạn không nên chạy theo xu hướng, tìm những bảng xếp hạng các phần mềm diệt virus tốt nhất mà quên không kiểm tra tính tương thích của phần mềm diệt virus đó với cấu hình máy tính của bạn. Ví dụ như bạn đang sử dụng dual core, ram 512 mà chạy phần mềm diệt virus kaspersky thì chậm thôi rồi.

6. Chặn quảng cáo khi lướt web
Các trang nhiều quảng cáo sẽ khiến máy tính của bạn chạy chậm đi, CPU tăng cao. Giải pháp hữu hiệu đó là sử dụng addon chặn quảng cáo cho trình duyệt.

7. Máy tính của bạn đã bị nhiễm virus
Khi bị nhiễm virus thì chắc chắn máy tính của bạn sẽ chạy chậm hơn bình thường rồi. Hãy quét virus thường xuyên nhé.
Đó là những nguyên nhân cơ bản khiến máy tính của bạn chạy chậm. Ngoài việc khắc phục các lỗi trên bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn giúp tăng tốc máy tính

Root là gì? Có nên root máy Android?

Dùng Android phải root mới tận dụng hết thế mạnh của máy, đây là câu mà anh em Android hay nói với nhau khi chuyện phiếm về hệ điều hành mình dùng. 

Ngay như trong topic [Hỏi Tinh Tế] Bạn root máy Android để làm gì? Thì cũng có đến 63.3% lựa chọn câu trả lời: “Có chứ, root là một phần tất yếu!” . Vậy root có sức mạnh thần kì gì mà ghê thế? Có một điều ngạc nhiên là mình lại nhận được khá nhiều câu hỏi thế này: “Bạn ơi máy mình hao pin quá, bạn root nó giùm mình nhé, để nó đỡ hao” . Hay “Máy mình hay bị đơ đơ, root máy xong có hết không bạn?” … hình như root đã bị hiểu sai. Bài viết này mạn phép bàn một chút về root, những kiến thức cũ dành cho người mới, với những người đã biết thì cũng rất vui nếu như nhận được sự góp ý của bạn.

01.

Trước tiên, nếu không root có dùng máy bình thường được không?

Câu trả lời là có, bạn có hoàn toàn có thể dùng bình thường với các nhu cầu của mình. Điện thoại Android về cơ bản là đã có đầy đủ các chức năng cần thiết của một chiếc điện thoại thông minh. Về phần mềm, không cần root bạn vẫn có thể tải phần mềm trên mạng về, chép vào máy và cài đặt. “Cần phải root mới có thể cài app cr@ck” <- đây là một thông tin không chính xác. Android có thể cài phần mềm một cách thoải mái mà không cần biết bạn tải phần mềm đó từ nguồn nào. Thông thường thì cắm dt Android vào máy tính nó sẽ hiện thành USB, chép file cài (có đuôi apk) vào, dùng trình quản lý file trên Android, chọn file apk đó và bắt đầy cài đặt.

Trên tinhte forum các thành viên cũng chia sẻ phần mềm rất nhiều và bạn có thể tải nó về để cài vào máy. Tham khảo các phần mềm tại: PHẦN MỀM ANDROID. Với việc cài thêm các phần mềm khác vào máy thì bạn cũng dễ dàng tuỳ biến chiếc điện thoại Android của mình hơn. Như: thay đổi giao diện với các launcher khác, thay đổi phần mềm mặc định (như trình duyệt, tin nhắn …) với các phần mềm khác tốt hơn.

Thao khảo: Tất cả về Android 4.0 Ice Cream Sandwich và Dùng thử và cảm nhận những tính năng mới của Android 4.1

02.

Vậy Root là gì? (rút rút rót rót)

Nếu như nhu cầu của bạn là ngoài dùng bình thường còn muốn bỏ thời gian ra tối ưu cho chiếc điện thoại của mình thì chúng ta bắt đầu bàn đến root. Như phần trên có nói, không root vẫn dùng bình thường, vậy tại sao phải root? Đơn giản vì một số những tuỳ chỉnh, một số nhu cầu cần phải root mới thực hiện được ( chi tiết sẽ bàn ở phần sau ). Đây là những tuỳ chỉnh nâng cao do đó cần có quyền root mới làm được.

Bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền admin. Nói tóm lại, root thay đổi quyền của bạn. Root là tuỳ chỉnh về phần mềm, không can thiệp phần cứng vì thế nó không nguy hại đến phần cứng. Thao tác để root máy khá đơn giản, tuy nhiên nó cũng có một chút mạo hiểm, vì thế dù % hỏng máy không cao nhưng bạn vẫn rất có thể làm hỏng chiếc máy của mình nếu không thực hiện đúng hướng dẫn (hỏng ở đây là hỏng về phần mềm và máy khởi động không lên).

Root máy đơn thuần không làm máy hao pin hơn, không làm máy chạy chậm hơn ... Và bản thân nó cũng không làm máy bạn tốt hơn. Sau khi root thì bạn mới tiến hành các thao tác tuỳ chỉnh để máy được tốt hơn theo ý mình. Các thủ thuật này được hướng dẫn rất nhiều trong phần THỦ THUẬT ANDROID của Tinhte. Một ví dụ như bài viết này: Mang những tính năng của Android 4.1 Jelly Bean lên các máy cũ hơn

03.

Cụ thể hơn, sau khi root có thể làm gì?

Nhiều người ghét những phần mềm mà hãng cài sẵn trong máy và muốn loại bỏ nó đi cho đỡ nặng. Đấy là lý do để họ root chiếc Android của mình, tuy nhiên nó cũng chỉ là 1 lý do mà thôi. Có rất nhiều lý do khác để root như: được can thiệp sâu vào vào hệ thống, chỉnh sửa file trong system …

Chạy các phần mềm hay mà yêu cầu root như: Titanium Backup - sao lưu mạnh mẽ hay AdAway - Chặn quảng cáo trong phần mềm … Các phần mềm khác như: Root explorer, Button Savior, Font Changer, Chainfire …

Cài rom cook cũng là một việc mà những người dùng Android hay làm sau khi root máy. Các rom cook thường đã được tuỳ biến sẵn. Tuy nhiên, sau khi root máy bạn đã có thể vọc nhiều rồi, không nhất thiết phải cook rom cũng được. Nếu bạn đã root thì hãy vọc trên rom gốc trước, sau khi đã thành thạo rồi hãy sử dụng rom cook J

Nếu bạn thấy những việc làm trong phần “sau khi root có thể làm …” không hấp dẫn bạn, như vậy thì bạn có thể không root cũng được.

04.

Những nguy cơ đến từ root?

Đã vọc phá thì tất yếu kèm theo đó là những nguy cơ gây hoạ cho thiết bị. Với Android root máy cũng tiềm ẩn một số nguy hại mà bạn cũng nên để ý. Thông thường thì nó không ảnh hưởng nhiều vì thế khi mà đã máu vọc phá thì anh em bỏ qua tất cả những ảnh hưởng này, tuy nhiên nếu bạn muốn dùng máy bình thường, ổn định và lâu dài thì đây là những ảnh hưởng khá lớn.

Trước tiên phải nói đến đó là hành động root máy sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đi bảo hành, nhiều hãng từ chối bảo hành nếu bạn đã thực hiện thao tác này. Về cơ bản root được xếp vào nhóm gây hoạ và có thể gây ra lỗi hệ thống, vì thế bạn root thì bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Root xong thì máy cũng sẽ không nhận được update tự động nữa (OTA update). Thực tế thì lâu lắm Android mới có OTA update một lần nên có lẽ nó không ảnh hưởng nhiều. Có % rất nhỏ root máy biến nó thành cục chặn giấy đắt tiền, tuy % này là rất nhỏ và hi hữu tuy nhiên chuyện gì cũng có thể sảy ra.

Như đã nói ở trên root máy là chiếm quyền admin. Khi quyền admin mặc định được kích hoạt thì phần mềm bạn cài vào cũng sẽ sử dụng quyền đó. Nếu lỡ cài nhầm phần mềm "xấu" thì nó có làm gì mình cũng không biết được.

05.

Root và rom cook khác nhau thế nào?

Root máy và sử dụng rom cook là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Sau khi root rom gốc của máy thì bạn đã có thể vọc phá rồi, rom cook thường được tích hợp các tuỳ chỉnh sẵn. Có một vấn đề đó là rom cook thì thường không ổn định để sử dụng lâu dài, và nó cũng thường xuyên ra các bản cập nhật vì thế nếu xác định dùng rom cook thì bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian để mò mẫm với nó hơn.

Cài đặt tính năng Facebook Home cho Android

Ngoài những thiết bị được Facebook hỗ trợ, bản Facebook Home "mod" mới xuất hiện sẽ cho phép nhiều máy Android khác nhau sử dụng được giao diện cùng các tính năng của Facebook Home.

Facebook Home đã chính thức xuất hiện trên Google Play, tuy nhiên chỉ có một số thiết bị cao cấp sử dụng được ứng dụng mới này, và phải ở Mỹ! Sẽ thế nào nếu như bạn sở hữu một thiết bị Android khác nhưng vẫn muốn sở hữu giao diện Facebook Home mới?

Ảnh

Facebook Home là cập nhật lớn nhất của Facebook trong năm 2013 và là chuyển biến lớn nhất của Facebook trên di động từ trước tới giờ.
Điều đơn giản nhất có thể là sắm cho mình một trong những smartphone nêu trên, tuy nhiên nếu như kinh phí của bạn không có đủ để sắm những thiết bị này thì bạn vẫn có thể cài đặt Facebook Home trên thiết bị của mình với bản Facebook Home "mod" dưới đây.
Phần mềm này được viết bởi một lập trình viên mang tên Paul O'Brien, ứng dụng của anh sẽ giúp Facebook Home hoạt động gần như trên tất cả các thiết bị Android có cấu hình tầm trung hiện tại vì suy cho cùng Facebook Home cũng chỉ là bản cài đặt giao diện Launcher cho máy.

Ảnh

Bản Facebook Home mod của O'Brien được tùy chỉnh để hoạt động với bất kì smartphone Android nào.
Điều đầu tiên cần làm là vào phần tùy chỉnh cài đặt, sau đó chọn phần "install applications from unknown sources", tùy chỉnh này chắc không còn lạ lẫm gì với bất kì người sử dụng Android nào. Và giờ đây bạn chỉ cần tải file cài đặt Facebook Home phiên bản O'Brien về và cài đặt vào smartphone của mình.
Lưu ý: nếu thiết bị của bạn được hỗ trợ (xem danh sách tại đây), bạn chỉ cần cài đặt trực tiếp. Nếu thiết bị không hỗ trợ, bạn cần gỡ bỏ ứng dụng Facebook cũng như Facebook Messenger trên thiết bị trước khi cài đặt Facebook Home. Thiết bị Android của bạn cũng cần được root trước khi có thể cài đặt phiên bản Facebook Home này.

Ảnh

Chiếc máy tính bảng Samsung Galaxy Note 8 mặc dù không được hỗ trợ vẫn có thể sử dụng Facebook Home.
Trong hình ảnh phía trên là chiếc Samsung Galaxy Note 8 inch, máy tính bảng không hề xuất hiện trong danh sách hỗ trợ Facebook Home của Facebook. Khoảng thời gian cài đặt mất khoảng 2 phút cho từng thiết bị, phiên bản Facebook Home của O'Brien hoạt động giống hệt với Facebook Home trên các thiết bị yêu cầu.

Ảnh

Nếu sử dụng bản Facebook Home trên Play Store với thiết bị không hỗ trợ, người dùng sẽ gặp phải thông báo trên.
Điểm thiếu duy nhất của phiên bản này là chưa hỗ trợ liên kết nhắn tin SMS thông thường với Facebook Messenger, đây là trải nghiệm duy nhất bị thiếu của phiên bản Facebook Home do O'Brien thiết kế tính tới thời điểm hiện tại. Ngoài ra một số người dùng sử dụng Nexus 4 gặp phải khó khăn trong quá trình cài đặt nên hiện tại nếu bạn đang sử dụng Nexus 4, có lẽ bạn sẽ phải chờ phiên bản cập nhật tiếp theo.
Theo Mask

Ứng dụng mở khóa bootloader, root, flash ROM cho thiết bị HTC đơn giản

HTC_Universal_Kit.PNG
Đây là một áp dụng chạy trên Windows cho phép bạn làm rất nhiều thứ với chiếc điện thoại HTC của mình: tương trợ mở khóa và khóa bootloader một cách dễ dàng, cho phép flash phân vùng recovery tùy biến, root máy, flash ROM/kernel/mod (dạng file *.Zip), cài và gỡ bỏ app, sao lưu và hồi phục thiết bị, chép file vào máy hoặc và lấy file từ máy ra. Ắt những công việc nói trên nếu làm riêng lẻ thì bạn sẽ phải tốn rất nhiều công sức và thời kì để tìm hiểu, còn hiện thời toàn bộ được đóng gói sẵn vào một phần mềm độc nhất vô nhị, vô cùng thuận lợi.

Hiện có 12 dòng máy HTC tương hợp với Windroid HTC Toolkit, bao gồm:
  • Amaze 4G
  • Desire HD (bản quốc tế và AT&T)
  • Desire X
  • Droid DNA
  • EVO 4G LTE
  • One (M7) (mọi phiên bản)
  • One (M8) (mọi phiên bản)
  • One S (cả bản dùng chip Snapdragon S3 và S4)
  • One V (cả bản GSM lẫn CDMA)
  • One X
  • One XL
  • One X+ (bản quốc tế và AT&T)
Cách dùng Windroid HTC Toolkit:
  1. Trước hết bạn tải về app tại đây: HTC Toolkit
  2. Sau khi chạy lên, kết nối điện thoại HTC của bạn với máy tính.
  3. Nếu chưa kích hoạt Developer Options, bạn vào Cài đặt > thông báo > Thông tin phần mềm > Thông tin thêm > chạm 7 lần vào dòng " Mã số phiên bản xây dựng ".
  4. Bấm phím back để quay trở lại trình Cài đặt, tìm " Tùy chọn nhà phát triển " > bật " Chế độ USB Debug "
  5. Nếu trên giao diện của app hiện tên máy của bạn kèm theo dòng chữ Status: Online là thành công.
  6. Khi đó, bạn chỉ cần nhấn các nút lệnh ứng với thao tác mình cần thực hiện. Ở từng bước, Windroid sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cần làm những gì
Chú giải: Bạn cần có driver ADB để chạy các tính năng kể trên, nếu không có thì Windroid HTC Toolkit sẽ hỏi là bạn có muốn cài giúp không, chọn Yes nhé. Sau khi cài xong thì khởi động lại máy tính để dùng.

Nguồn: XDA 

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe uy tín nhất